0914.930.339

  1. ĐẠI CƯƠNG

Tật nhổ tóc là rụng tóc không sẹo do chấn thương, là một rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay rối loạn vận động dập khuôn (OCDs). Bệnh được đặc trưng bởi sự nhổ tóc ở bất kì vị trí nào, lặp đi lặp lại dẫn tới rụng tóc nhưng là do chính hành động của bệnh nhân.

  1. DỊCH TỄ HỌC
  • Thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người lớn hay gặp những người ít vận động, hoạt động tĩnh tại.
  • Tỷ lệ mắc lên tới 3,5%.
  • Tỷ lệ nữ/nam = 9/1.
  1. LÂM SÀNG
  • Vùng rụng tóc không đối xứng, đa hình và bờ không đều
  • Tóc gãy ở các độ dài khác nhau, mật độ tóc bình thường, test kéo tóc âm tính.

(Test kéo tóc dùng để đánh giá mức độ tiến triển của rụng tóc: nắm khoảng 50 – 60 sợi tóc giật mạnh từ gốc đến ngọn. Test dương tính khi có 6 sợi tóc bị rụng, chứng tỏ quá trình rụng tóc đang tiến triển. Tuy nhiên, nếu 3 sợi tóc bị rụng ở một số vùng khác nhau của da đầu, test này cũng được cho là dương tính)

  • Vị trí rụng tóc có thể ở da đầu (thường vùng đỉnh và trán), lông mày, lông mi, lông mu và thường bị nhiều hơn một vị trí.
  • Thường kèm theo một số tic vận động khác như mút hay cắn móng tay. Một số trường hợp kèm theo nhai và ăn tóc dẫn đến tắc ruột do búi tóc (trichobezoar).

  1. CẬN LÂM SÀNG

Trichoscopy: 2 dấu hiệu khá đặc hiệu trong bệnh:

-Sợi tóc gẫy với nhiều độ dài khác nhau

– Dấu hiệu tóc hình ngọn lửa (flame hair): sợi tóc gãy với đầu mờ giống hình dạng của ngọn lửa

  • Là dấu hiệu rất đặc hiệu cho tật nhổ tóc và không gặp ở bệnh khác
  • Đó là kết quả của sự phục hồi phần còn lại của sợi tóc khỏe mạnh sau khi chịu một lực kéo mạnh và rất ít có khả năng xảy ra ở mái tóc mỏng manh và dễ gãy.

-Ngoài ra có thể thấy dấu hiệu black dot, sợi tóc hình xoắn, hình chữ V…

Sinh thiết:

  • Hỗ trợ chẩn đoán nhưng không bắt buộc.
  • Rụng tóc không sẹo, không viêm, các nang tóc bị tổn thương thứ phát sau các tác động bên ngoài
  • Số lượng các nang tóc là bình thường

  1. CHẨN ĐOÁN: Chẩn đoán tật nhổ tóc: khi có đủ các tiêu chuẩn DSM-IV:
  1. Nhổ tóc thường xuyên gây rụng tóc đáng kể.
  2. Tăng cảm giác căng thẳng trước khi nhổ tóc hoặc khi cố gắng chống lại hành vi nhổ tóc.
  3. Hài lòng hoặc nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.
  4. Rối loạn không do một rối loạn tâm thần khác hay một bệnh lý chung khác gây ra.
  5. Bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp.

Chẩn đoán mức độ nặng: dựa vào thang điểm Massachusetts General Hospital Hairpulling Scale.

  1. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
  • Rụng tóc từng mảng do nguyên nhân khác.
  • Nấm da đầu.
  1. ĐIỀU TRỊ

7.1. Cơ chế bệnh sinh của tật nhổ tóc

  • Việc điều trị chủ yếu đánh vào cơ chế sinh lý còn cơ chế giải phẫu thì đến nay vẫn chưa có phương pháp nào tác động được.

7.2. Điều trị cụ thể

  • Không dùng thuốc là lựa chọn đầu tiên, gồm: giáo dục bệnh nhân, tâm lý trị liệu, thôi miên.
  • Dùng thuốc: hiện tại có 3 thuốc chứng minh có hiệu quả trong tật nhổ tóc.
  • Olanzapin: thuốc chống loạn thần. Trong nghiên cứu của Van, 25 bệnh nhân tật nhổ tóc chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm dùng olanzapin ngày 1 lần, khởi đầu liều thấp 10mg sau đó tăng liều mỗi ngày tùy đáp ứng lâm sàng và dùng giả dược trong 12 tuần. Kết quả 85% (11/13) bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc cải thiện so với 17% bệnh nhân trong nhóm chứng. Liều trung bình 10,8 ± 5,5 mg/ngày. Chú ý tác dụng phụ như buồn ngủ, tăng cân (khoảng 10% bệnh nhân).
  • Fluoxetin: thuốc ức chế tái hấp thu thụ thể serotonin (SSRIs), liều dùng 60 mg/ngày, hiệu quả trên các trường hợp đơn lẻ.
  • N-acetylcystein.

7.3. Về N-acetylcystein

-Cơ chế tác dụng:

  • Glutamate là chất dẫn truyền thần kinh kích thích trong hệ thần kinh trung ương
  • Lượng glutamate quá mức  tổn thương hệ thần kinh
  • Rối loạn chức năng hệ glutamateric đã được thấy ở các bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh (OCD) trong đó có tật nhổ tóc

-Việc sử dụng các chất điều biến glutamat như N-acetylcystein có thể giúp nồng độ glutamate trong não xuống mức thấp hơn

  • N-Acetylcystein là một chất chống oxy hóa phổ biến nhất, được biết đến với tác dụng bảo vệ gan
  • Qua gan  cystein giúp kích thích protein đồng vận chuyển ngược chiều cystein-glutamat
  • Sự tái hấp thu cystein  đẩy glutamat ra khoảng gian bào, kích thích các thụ thể chuyển hóa glutamat làm giảm sự giải phóng synap của glutamat

-Liều dùng 1200 mg/ngày trong 2 tuần đầu, sau đó 1200mg/ngày x 2 lần/ngày trong 3 – 4 tháng. Với người lớn đã chứng minh được hiệu quả, trẻ em hiệu quả chưa chắc chắn.

-Grant thử nghiệm 50 bệnh nhân tật nhổ tóc người lớn chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1 dùng N-acetylcystein 1200mg x 2 lần/ngày, nhóm 2 dùng giả dược trong 12 tuần. Kết quả: 56% nhóm dùng thuốc có hiệu quả tốt và rất tốt so với 16% ở nhóm giả dược, sau 9 tuần điều trị thấy được sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 nhóm, không ghi nhận tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Bloch, dùng thuốc với cùng phác đồ như trên ở 39 trẻ từ 8 – 17 tuổi thấy 25% ở nhóm điều trị đáp ứng so với 21% ở nhóm chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tác giả này kết luận thuốc N-acetylcystein không có tác dụng trên tật nhổ tóc ở trẻ em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Pereyra A.D. và Saadabadi A. (2019). Trichotillomania. StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).
  2. Johnson J. và El-Alfy A.T. (2016). Review of available studies of the neurobiology and pharmacotherapeutic management of trichotillomania. Journal of Advanced Research, 7(2), 169–184.
  3. Grant J.E., Odlaug B.L., và Kim S.W. (2009). N-acetylcysteine, a glutamate modulator, in the treatment of trichotillomania: a double-blind, placebo-controlled study. Arch Gen Psychiatry, 66(7), 756–763Grant JE, Odlaug BL, Kim SW. N-acetylcysteine, a glutamate modulator, in the treatment of trichotillomania: A double-blind, placebo-controlled study. Arch Gen Psychiatry. 2009; 66:756–63.
  4. Bloch MH, Panza KE, Grant JE, Pittenger C, Leckman JF. N-acetylcysteine in the treatment of pediatric trichotillomania: A randomized, double-blind, placebo-controlled add-on trial. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry. 2013;52:231–40.
  5. Van Ameringen M, Mancini C, Patterson B, Bennett M, Oakman J. A randomized, double-blind, placebo-controlled trial of olanzapine in the treatment of trichotillomania. J Clin Psychiatry. 2010;71:1336–43.

Bài viết: BSNT Nguyễn Doãn Tuấn

——————————————————————————————————————————————————————-


PP CLINIC & SKINCARE – ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO DA LIỄU THẨM MỸ UY TÍN TOÀN QUỐC

    1. Địa chỉ công ty: 317  Trường Chinh- Thanh Xuân –  Hà Nội
    2. Email:sunstarsjc@gmail.com
    3. Hotline tư vấn : 0914 930 339

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *