0914.930.339

GIẢM MỠ NỘI TẠNG 

              Mỡ có ở nhiều vị trí trên cơ thể người, quanh hông và đùi, eo hoặc trên nhiều bộ phận cơ thể khác. Tuy nhiên, có nhiều loại mỡ cơ thể, đó là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da là lớp mỡ ở ngay bên dưới da và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. [1] Mặt khác, mỡ nội tạng là mỡ có ở trong và quanh các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở bụng. Mỡ nội tạng bao quanh dạ dày, gan, đường ruột và rất có hại cho sức khỏe. [2] Mỡ nội tạng thông qua trao đổi chất sẽ tạo ra các chất có hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, nó còn có liên quan đến tình trạng kháng insulin (dẫn đến tiểu đường loại II), nhồi máu cơ tim, đột quy, huyết áp cao và một số bệnh ung thư (như ung thư vú và ung thư đại tràng). [3] Nguy hiểm là vậy nhưng mỡ nội tạng vẫn có thể được kiểm soát và giảm bớt thông qua sự thay đổi trong chế độ ăn và lối sống.

1:   Thay đổi Thói quen Ăn uống

            Theo dõi tổng lượng chất béo. Nên hạn chế chất béo trong chế độ ăn xuống còn 20-30% tổng lượng calo, tương đương với 40-70 g chất béo mỗi ngày (dựa trên chế độ ăn 2000 calo).[4] Hàm lượng chất béo cao có thể làm tăng nguy cơ tăng cân hoặc lượng mỡ nội tạng.

  • Loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo và được chứng minh là làm xơ cứng động mạch và tăng mỡ nội tạng.[5]
  • Giảm lượng chất béo bão hòa xuống còn 7% tổng lượng calo. Mặc dù chất béo bão hòa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe giống chất béo chuyển hóa nhưng tốt nhất bạn nên điều chỉnh lượng chất béo bão hòa xuống mức thích hợp. Nói chung, bạn nên giới hạn lượng chất béo bão hòa xuống còn 15-20 g mỗi ngày (dựa trên chế độ ăn 2000 calo).[6]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *